Tủ điều khiển – Phân loại và chức năng của tủ điểu khiển
Nhà SX: Viet Power TechDanh mục: Tủ Điện điều khiển và Giải Pháp Tự Động HóaSP bán chạy, SP mớiLiên hệ: 093 39 75 3891.Khái niệm:
Tủ điều khiển là tủ điện dùng để cấp nguồn động lực cho động cơ, điều khiển chế độ khởi động, giám sát và bảo vệ động cơ động cơ, máy bơm…có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm, trạm trộn bê tông,…
Tủ điện điều khiển bao gồm nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau, từ tủ điện điều khiển cao cấp đến tủ điện phân phối, tủ bù hạ thế, tủ chuyển đổi nguồn ATS, tủ tụ bù, tủ điều khiển động cơ khởi động mềm, tủ điều khiển động cơ khởi động sao/tam giác… mỗi loại tủ điện công nghiệp đều có những chức năng khác nhau nhưng một điều có thể thấy là vỏ tủ được thiết kế cách điện một cách cẩn thận, an toàn cho người sử dụng
2. Một số loại tủ điều khiển tủ điều khiển:
+ Tủ điện điều khiển lập trình PLC là tủ điện được lập trình phần mềm PLC để điều khiển tự động dành cho các máy công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Nhân viên vận hành, giám sát hệ thống thông qua màn hình cảm ứng. Tủ điện điều khiển lập trình PLC thường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp. Tủ điều khiển sử dụng PLC được ứng dụng rất rộng rãi trong các máy công nghiệp, sử dụng để điều khiển các cơ cấu chấp hành nhằm nâng cao năng suất máy, hạn chế nhân công.
Tủ điện điều khiển PLC có chức năng: Lập trình theo yêu cầu công nghệ, đáp ứng thời gian thực; đo lường và điều khiển chính xác, tiết kiệm chi phí hóa chất (Bơm định lượng axit/sút chạy theo ngưỡng pH cài đặt, sử dụng biến tần điều khiển thiết bị nhằm kiểm soát và ổn định lưu lượng nước theo giá trị cài đặt sẵn…); cập nhật thời gian hoạt động các thiết trị để cảnh báo khi đến thời hạn cần bảo trì (có HMI); hiển thị cảnh báo kịp thời (đèn báo, còi báo, hiển thị cảnh báo lên màn hình HMI/SCADA); chương trình linh hoạt đảm bảo tránh được các tình trạng sau: Thiết bị chạy/ngừng liên tục, khi thiết bị có sự cố thì tự động chuyển sang thiết bị khác…; khả năng in ấn và lưu trữ thông số kỹ thuật (pH, DO, COD, BOD, FM) và lỗi; khả năng bảo mật cao, đòi hỏi password trước khi vào các tính năng cài đặt, thay đổi các thông số của hệ thống như (thời gian chuyển đổi thiết bị, ngưỡng pH, thời gian chạy/dừng của bơm bùn….);….
+ Tủ điện điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) dùng để điều khiển và bảo vệ động các động cơ, máy bơm,…có công suất lớn. Có các phương thức khởi động, điều khiển tùy thuộc vào loại động cơ và yêu cầu của khách hàng như là: khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, biến tần…
Tủ điền khiển động cơ có thể gồm các thành phần chính: Bộ điều khiển trung tâm PLC, Thiết bị đóng cắt MCCB/MCB, Contactor, Relay, Timer, Bộ biến tần (Inverter), Khởi động mềm (Soft Starter), hay bộ khởi động sao – tam giác.
+ Khởi động cứng: Thường ứng dụng cho những động cơ có công suất nhỏ (<10kW), phương pháp khởi động sao/tam giác. Phương pháp này có ưu điểm: giá thành rẻ, dễ kiểm tra, hoạt động ổn định.
Nhược điểm: thường dùng cho động cơ có công suất thấp, dòng khởi động hạn chế không được lớn, đối với những động cơ có công suất cao thì chỉ áp dụng khi nguồn điện cung cấp khỏe.
3. Thông số kỹ thuật
– Tiêu chuẩn: IEC 61439-1-2.
– Điện áp định mức Ue: Đến 690V.
– Điện áp cách điện Ui: Đến 1000V.
– Điện áp xung chịu được Uimp: 8kV.
– Tần số định mức: 50-60 Hz.
– Dòng điện định mức In: Đến 4000A.
– Dòng điện ngắn mạch Icw: Đến 65kA.
– Form tủ: Đến form 4b.
– Cấp bảo vệ IP: IP30, IP31, IP40, IP41, IP43, IP54.
– Bề mặt: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL7032, RAL7035 và các màu khác theo yêu cầu khách hàng.